Thú thực lúc đầu mình ko định cho Varanasi vào lịch trình, vì thành phố này ở quá xa so với các chỗ khác. Plan đi 10 ngày cho 3 thành phố, trung bình mỗi nơi 3 ngày có vẻ như đã khá hợp lý, cho đến khi bạn mình nói nửa đùa nửa thật: “Chứ đi Ấn Độ mà ko định đến sông Hằng à?” thì mình mới suy nghĩ lại, cho thêm Varanasi là điểm đến thứ 4. Vì ngắm sông Hằng mà mình đã lập kỷ lục 14 tiếng ko đi vệ sinh trên chuyến tàu đêm từ Agra đến Varanasi (hơn nửa ngày đó!!!) và đầu tư thêm 1 chuyến bay từ Varanasi về New Delhi.
Nhà văn Mỹ Mark Twain đã từng nói “Varanasi xưa hơn lịch sử, cổ hơn truyền thống, cũ hơn cả huyền thoại và tuổi của nó gấp đôi tất cả những thứ vừa kể cộng lại” (Varanasi is older than history, older than tradition, older even than legend, and looks twice as old as all of them put together). Quả là ko sai, thành phố cổ đến mức đổ nát, các con hẻm ngổn ngang đất đá, bò, dê chạy tung tăng còn chó nằm ngủ la liệt giữa đường (mình còn định lập album 101 chú chó chết :))) ), điểm xuyết thêm phân bò mọc san sát, cứ vài bước lại có 1 bãi. Đi bộ ko cần nhìn trước mặt, sau lưng, bên trái, bên phải, cứ cúi xuống mà đi để tránh mìn là dc rồi hihi.

1, Nơi ở
Mình thuê 1 phòng riêng cho 3 người tại Rahul Guesthouse, giá 2000Rs/đêm/3ng (tương đương với khoảng gần 800k)
Địa chỉ: N1/15-D10 Gangotri Vihar, Nagwa, Lanka, Varanasi, 221005, India
Tốt khoe, xấu che, thôi nói về ưu điểm trước:
- Phòng rộng, sạch, có điều hòa mát lạnh. Phòng có 2 giường (1 to cho 2 chị em nằm, 1 nhỏ cho tên kia nằm hehe)
- Nhà tắm sạch sẽ, và rộng kinh khủng, rộng gần bằng phòng ngủ. Rộng đến nỗi lắp được cả cái quạt trần ở bên trong. Tối giặt đồ xong phơi trong nhà tắm bật quạt cả đêm là y như rằng sáng hôm sau quần áo khô cong khô queo.
- Có nhà hàng ở tầng thượng, phục vụ tận phòng
- Có nuôi mèooooooooooo :xxxx. Nhà có mèo mẹ và 3-4 mèo con gì đó. Mình thích mèo cho nên có mèo là ưng rồi đó hehe
- Phòng view ra sông Hằng, chuẩn nghĩa đen luôn
- Khi check-in khách sạn, nhà nghỉ ở các nước khác, mình chỉ cần đưa passport ra để nhân viên lễ tân photo hoặc note lại cái quần què gì đó là xong. Ở Ấn Độ, ngoài việc đưa passport ra thì mình còn phải tự viết tay thông tin cá nhân vào quyển sổ to đùng (như quyển sổ cái các thầy cô ghi điểm hồi còn đi học ấy): tên tuổi, địa chỉ thường trú/ tạm trú, quốc tịch, thông tin passport và visa, rồi còn cả mấy thông tin nghe chừng chẳng liên quan như mục đích đến Ấn Độ, nhập cảnh ngày nào, ở đâu, đi đâu tiếp theo,… cũng phải điền. Đây là thủ tục mình ghét nhất lúc check-in luôn, và có mỗi khách sạn này là viết hộ mình. Những chỗ khác đều phải tự thân vận động, nên mình thấy rất cảm ơn :))
Ưu điểm thì nhiều, nhưng nhược điểm cũng ko thiếu
- Đầu tiên phải nói đến location. Phải nói là hơi bị tệ. Thực ra từ chỗ này đi bộ ra các Ghat ko xa (khoảng hơn 15′) nhưng cái con đường ngập tràn trong rác, cứt, … đủ thứ tạp nham trên đời!! Muốn bắt tuk tuk phải đi bộ tầm 5′ ra ngoài đường chính chứ ko có chuyện bước chân ra cửa là có xe như những chỗ khác.
- Phòng ở trên tầng 4, leo mệt nghỉ luôn, cũng là ở trên sân thượng luôn nên hơi nóng. May có máy lạnh gỡ gạc lại :3
- Wifi yếu! Chỉ có quán ăn ở tầng trên cùng mới có wifi, còn nguyên cả căn nhà ko có. Thật là vcc. May sao phòng mình cũng trên nóc nên được hưởng tí wifi. Mà tốc độ thì nhanh hơn rùa tí thôi :((, up cái clip 15s lên FB mà ko nổi.
- Giá khá mắc. Thực ra giá 800k/3ng/đêm ko phải là quá cao cho 1 phòng riêng điều hòa, nhưng là cao so với mặt bằng chung ở Ấn Độ (và với những gì được offer). Giá phòng ở New Delhi tầm 650k/3ng/đêm (cũng là phòng riêng, máy lạnh vù vù, wifi ầm ầm, vị trí ngay trung tâm) hay khủng khíp nhất là Jaipur 200k/3ng/đêm (đặt dc deal trên Traveloka).
- Và đồ ăn cũng mắc chứ ko có rẻ đâu nha :3
- Thêm nữa là nhà vệ sinh ko để sẵn giấy cho. Nói thêm qua là người Ấn vốn đi ị xong sẽ rửa nước chứ ko chùi đít bằng giấy như bên mình, nên họ ko có nhu cầu xài giấy :((. Tuy nhiên ở trong các nhà nghỉ/ khách sạn cho khách du lịch nước ngoài thì ngta cũng chuẩn bị sẵn. Các khách sạn khác lúc mình đến nhận phòng thì đều có sẵn giấy vệ sinh, mỗi chỗ này k có. Anw vì cũng mang theo giấy từ nhà đi nên mình lấy ra dùng luôn. Lúc sau có thử hỏi nhân viên bảo mang toilet paper lên, cậu kia vâng vâng dạ dạ rồi cho đến lúc trả phòng cũng ko thấy giấy đâu :3, thôi cũng ko cần nên kệ.
Tóm lại là ko ưng ở đây lắm, cho dù host cũng hiền lành tử tế :D. Thấy mọi người hay recommend ở Assi Ghat, đây là một trong những Ghat sạch nhất ở Varanasi (rất nhiều sinh viên và khách du lịch ở khu này). Từ Assi Ghat có thể đi đến các Ghat khác within walking distance 😀
P/S: Ghat (trong tiếng Hindu) nghĩa là cầu thang dẫn xuống bờ sông. Ở Varanasi có 87 cầu thang như vậy. Đa số các ghat được xây dựng để phục vụ nhu cầu tắm rửa (or bơi lội :)) ) của dân chúng, một số để cử hành lễ và hỏa táng người chết.



2, Di chuyển đi/đến Varanasi
Lịch trình của mình là Agra-Varanasi-New Delhi.
Từ Agra đến Varanasi mình đi tàu, đặt mua tại nhà ga New Delhi. Vì đặt gần ngày nên vé đến thẳng Varanasi hết, mình phải đi vé đến ga Mughal Sarai (cách Varanasi 15km), sau đó đi tuk tuk từ ga này về khách sạn. Chuyến tàu kéo dài đúng 12 tiếng đồng hồ (từ 7h15 tối hôm trước đến hơn 7h sáng hôm sau). Đời mình chưa bao giờ ngồi tàu lâu như vậy, và cũng chưa bao giờ nhịn tiểu lâu như vậy luôn (14 tiếng!!). Vé tàu rất rẻ, chỉ 360Rs (khoảng 150k), vé giường nằm ko điều hòa. Đúng là tiền nào của nấy, khoang mình lúc nhúc người luôn, nhưng mà mỏi quá cho nên nằm ngủ li bì cho đến gần sáng mới dậy luôn. Vì ko điều hòa nên mở cửa sổ cho thoáng chứ ko nóng chết toi, và mở cửa thì bụi bay tới tấp, sờ lên mặt cứ như sờ vào bãi đất nào ý 😦



Từ Varanasi đến New Delhi thì nhóm mình đi máy bay. Có rất nhiều hãng mở đường bay này, mng có thể xem trên các web chuyên so sánh giá vé để có lựa chọn về thời gian/ giá cả phù hợp (như Skycanner). Mình book của hãng Spice Jet, giá tại thời điểm đặt vé là khoảng 1,2mil (bay khoảng 2 tiếng).


3, Di chuyển tại Varanasi
Giống như Agra, Varanasi ko có uber :)). Bọn mình chủ yếu là đi bộ hoặc tuk tuk. Vì nhà nghỉ ngay gần sông Hằng nên bọn mình có thể đi bộ được (nhưng lúc về là đi tuk tuk vì lười hehe). Còn những chỗ xa xa như Sarnath (vườn lộc uyển) hay sân bay thì đi tuk tuk (sau khi tham khảo giá taxi từ chủ nhà). Vẫn tip cũ, nhớ mặc cả nhiệt tình, đi Sarnath thì đi khứ hồi cùng 1 ông, trả tiền xong khi hoàn thành 2 chuyến để có giá tốt nhất :)).
4, Địa điểm tham quan
Sông Hằng (tiếng Anh là Ganges, tiếng Hindu là Ganga) chảy qua rất nhiều thành phố, nhưng có lẽ Varanasi là điểm đến lý tưởng nhất, cũng đúng thôi vì Varanasi được mệnh danh là “thánh địa của đạo Hindu” mà. Đối với người đạo Hồi, thánh địa Mecca là nơi phải đến ít nhất một lần trong đời; với các Phật tử, họ hãnh diện về thánh tích Bồ đề đạo tràng; còn với các tín đồ đạo Hindu, việc được tắm mình dưới con sông Hằng linh thiêng là một đặc ân.
Sẽ thật thiếu sót nếu đến Varanasi mà ko ra các Ghat để chứng kiến tận mắt cuộc sống sinh hoạt phong phú, đầy màu sắc. Có 2 Ghat mà mình cực kỳ recommend là Manikarnika Ghat (hay còn gọi là Burning Ghat) và Dashashwamedh Ghat (gọi Main Ghat là ai cũng biết, rất tiện cho những ai hỏi đường mà ko biết cách phát âm như mình).

Manikarnika Ghat (Burning Ghat)
Nghe là biết ngay Ghat này là nơi để thiêu xác người rồi nhỉ :)). Người ta nói rằng nếu người nào được hỏa táng ở đây sau khi chết, linh hồn của họ sẽ được yên nghỉ mãi mãi. Hàng thế kỷ qua, người ta vẫn luôn tin rằng nghi thức tang lễ ở Manikarnika Ghat giúp con người thoát khỏi kiếp luân hồi bất tận.
Con đường dẫn ra Manikarnika Ghat cũng rất đặc thù, đi đường nào có nhiều cửa hàng bán hương khói, vải liệm, hay … củi chất thành đống, thì xin chúc mừng, bạn đã đi đúng đường rồi đó :)). Nghi lễ hỏa táng diễn ra 24/7, hiệu suất 200-300 người/ngày.


Hỏa táng là nghi lễ quan trọng theo quan niệm của đạo Hindu, giúp linh hồn được gột rửa, giải phóng khỏi thân xác và đạt đến cõi niết bàn. Cơ thể người chết được bọc vải, khiêng bằng cáng và đặt trên giàn thiêu. Tro tàn sau khi hỏa táng được coi là lời nhắc nhở rằng mọi vật rồi sẽ bị hủy diệt, và đó là số mệnh đã được định đoạt từ trước.
Người ta tin rằng sau khi hỏa táng, linh hồn được giải thoát, cứu rỗi và tiếp xúc với thần Shiva. Mà ko phải ai cũng dc hỏa táng đâu nha. Mình có được nghe kể là phụ nữ chưa chồng và bé gái, hoặc gia đình nào nghèo quá ko có tiền để hỏa táng thì thả xác trôi tự do xuống sông Hằng luôn.

Một thành viên quan trọng trong gia đình sẽ đốt lửa giàn thiêu, và cơ thể người chết trở thành vật tế cho thần lửa Agni. Khi việc hỏa táng xong xuôi, người ta lấy nước từ sông Hằng để dập lửa và ném tro xuống sông.
Một điều chú ý là ko được chụp ảnh (ko biết nói là “ko được” hay “ko nên” thì chuẩn hơn), đặc biệt là khi bạn đứng ngay ở Manikarnika Ghat. Chỉ cần mình lăm le điện thoại hay bất cứ thiết bị chụp hình nào trong tay là sẽ có ít nhất 1-2 anh chàng địa phương bám đuôi theo bạn, cảnh báo mình rằng đây là nơi linh thiêng, mình có thể chứng kiến toàn bộ nghi lễ nhưng ko được phép quay phim/chụp ảnh, đã có một số người nước ngoài bị bắt/nộp phạt vì làm trái quy định. Vấn đề là sau đó gã này nói thêm: Tuy nhiên nếu mày thực sự muốn chụp thì tao có thể giúp đăng kí với cục abc xyz gì đó, chi phí 500Rs/tấm (~200k). Sau khi nhận dc “offer” đó, mình chối ngay “Tao chỉ đứng xem thôi, ko có nhu cầu chộp choẹt gì đâu :))” thì anh chàng kia ko bỏ cuộc “Tao thấy mày cầm theo máy ảnh hịn, chắc cũng muốn chụp, nếu thực sự muốn thì tao có thể giúp, tao có người quen làm ở cục abc xyz, có thể thỏa thuận xuống mức giá thấp hơn”.
Nghe đến đây là thấy có mùi thum thủm rồi đó, luật là luật, cấm là cấm, làm gì có chuyện trả tiền có thể phá luật và có thể “mặc cả” với luật lolll. Ko muốn lằng nhằng với cậu chàng này, mình nói là “Thôi khỏi, tao đứng đây xem một lúc rồi đi đây, ko có nhu cầu” thì nó bắt đầu trở mặt “Tao thấy mày cầm máy ảnh, chắc chắn đã chụp lén rồi, mở máy ra tao kiểm tra”. Đến lúc này là đầu bốc hỏa luôn, lườm cho thằng kia một phát rách mắt rồi mắt hằm hằm nhìn vào các cột lửa đang bốc lên bên sông Hằng.
Như mình nói ở trên, việc đốt xác diễn ra liên tục ko kể đêm ngày, nên ko khí quanh Manikarnika Ghat rất tưng bừng. Mình thấy hơi ngạc nhiên khi ko thấy giọt nước mắt hay vẻ mặt buồn bã gì ở những người chứng kiến (khác hẳn với ở Việt Nam nhỉ, trong đám ma thì khóc càng to càng chứng tỏ sự thương xót với người đã khuất). Họ quan niệm cái chết không phải là điều đau buồn mà chỉ là “sự lột bỏ phần da” không còn cần đến nữa, hay như ta vẫn hay nói “cánh cửa này đóng lại thì cánh cửa khác mở ra” đó 😛

Dashashwamedh Ghat
Ai mù đường mà ko biết đọc tên Ghat này giống mình thì cứ nói là Main Ghat thôi nhé, ai cũng hiểu :)). Đây là nơi diễn ra lễ hội lửa (Ganga Aarti) vào mỗi buổi tối, từ 7h-8h. Chứng kiến, tham gia lễ hội là một “must-do” ở Varanasi nha!! Ai bảo ở Ấn ko nên ra đường vào buổi tối thì nên suy nghĩ lại, bỏ lỡ lễ hội này là thì hãy tự hỏi ko biết mình đến Varanasi để làm gì :)))
Dashashwamedh Ghat cách Manikarnika Ghat 10′ đi bộ, tức là khi đang đứng từ 1 bên đang bập bùng trong lửa lễ hội, bạn có thể nhìn thấy những ngọn lửa bập bùng, nhưng mà là của thiêu xác người ở phía bên kia.
Con đường chính dẫn ra Dashashwamedh Ghat khá rộng rãi. Vì 7h mới bắt đầu lễ hội lửa, mà lúc mình đến nơi mới 4h, người ngợm thấy hơi mệt nên mình ghé vào 1 quán lassi gần đó để nạp đường tiếp sức. Vừa ăn vừa nhìn ra đường, thấy đôi bò have sex hiên ngang, chàng chồm lên người nàng lolll. Theo quan niệm của người Hindu, bò là con vật linh thiêng (còn được tạc tượng đặt lên bàn thờ nữa ý) và người ta ko ăn thịt bò. Ở Varanasi bò đi nhan nhản trên đường phố, cản trở giao thông. Dân ở đây đi gặp phải bò thì tránh sang một bên, cùng lắm là bấm còi tít tít (ko hiểu có tác dụng gì luôn :))!!). Như ở Việt Nam là bò bị vụt cho mấy phát vào đít rồi. Tính đến hôm ở Varanasi là mình ở Ấn tròn 1 tuần, tức là 1 tuần ko có tí thịt bò thịt lợn nào vào dạ dày. Thú thật nhìn mấy “thần bò” ngoài phố đầu mình chỉ nghĩ đến bò bít tết thôi :((


Nhâm nhi xong cốc lassi, mình đi bộ thong dong xuống dưới mép bờ sông. Trẻ con người lớn đến giờ đến giấc là kéo nhau ra sông nhảy tùm xuống tắm. Cách đó tầm 2m thì thuyền bè đậu san sát, mấy chú lái đò chèo kéo khách y như ở VN. 50Rs/h (khoảng 20k) quanh sông Hằng ngắm sunset. Một cái giá ko thể bèo nhèo hơn :3. Mấy đứa dĩ nhiên gật đầu cái rụp rồi tót lên thuyền, gom đủ khách là thuyền bắt đầu rời bến. Hình ảnh mặt trời lặn dần phía sau những bậc thang là một trong những khoảnh khắc đẹp và lãng mạn nhất ở Ấn Độ (và mình cũng chợt nhớ ra là hình như lâu lắm lắm rồi mình ko có những khoảng thời gian ngắm mặt trời như vậy).





Lễ hội Ganga Aarti bắt đầu từ 7h, nhưng từ hơn 6h là trên Ghat bắt đầu xập xình. Rất nhiều du khách như mình nhanh chân nhanh tay kiếm chỗ ngồi hè hè, máy ảnh lia qua lia lại lẹ lẹ. Biết là tốt nhất nên chứng kiến và cảm nhận bằng mắt, nhưng chả biết khi nào mới quay lại cái xứ này nữa, nên cứ phải tranh thủ chụp. Mà mình còn enjoy lễ này 2 ngày liên tiếp. Đúng là buổi tối ko biết làm gì thì cứ ra đây, có người, có nhạc, có hoa, có lửa, sướng gấp mấy lần ngồi trong nhà.






Sarnath
Ngay trên thánh địa của đạo Hindu Varanasi lại mọc lên sừng sững một Sarnath (Vườn lộc Uyển). Sarnath được biết đến như một địa điểm hành hương quan trọng của các tín đồ đạo Phật trên toàn thế giới. Thông tin sưu tầm nhe: Nằm cách Varanasi 13 cây số về phía đông bắc, gần nơi hợp lưu của sông Hằng và sông Gormati, Vườn Nai (hay Vườn Lộc Uyển) ở thành phố Sarnath là nơi Phật Thích Ca giảng bài pháp đầu tiên và cũng là nơi thành lập đoàn Tỳ-kheo đầu tiên sau khi Kiều Trần Như giác ngộ.



Lúc vào đây, một cụ già đã đứng tuổi thấy tụi mình đã kể một mạch về lịch sử nơi này cũng như những thông tin liên quan đến Phật giáo, rồi bảo bọn mình ngồi nghe cụ giảng đi, cụ lấy rẻ thôi. Thấy cụ cũng tội tội nên mấy đứa ngồi xuống nghe. Lúc nghe cũng hiểu hiểu mà h quên hết rồi :((
Mà nói gì thì nói, vào mấy nhà thờ, đền đài của các đạo khác dù to đẹp hoành tráng vẫn cứ thấy lạ lẫm, vào chốn đạo Phật thấy quen thuộc, thân thương hẳn, cho dù mình ko theo đạo hehe.

5, Ăn uống
Mình nghĩ Varanasi ko thiếu quán ăn ngon, nhưng ko hiểu sao lúc ở đây mình ăn uống cực kỳ vớ vẩn. Quán duy nhất mình recommend là Baba Lassi.
Địa chỉ: Munshi Ghat D 21/27 | Bengolitola, Varanasi 221001, India
Bạn mình nhắc nhở rằng đến Varanasi thì phải đi ăn Blue Lassi. Đi loanh quanh hỏi đường lung tung phèng lên chẳng thấy hàng nào bán món này (sau mới biết ở gần Burning Ghat mới có). Thấy quán Baba Lassi này có vẻ sạch sẽ, hỏi trong vô vọng “Do you have Blue Lassi” – “Yes, I can make lassi with blueberry (lollll). Blue lassi is lassi with blueberry”. Chả biết ổng nói đùa hay thật mà thấy phần đùa nhiều hơn, nhưng mệt quá rồi đi ko nổi nữa nên vào gọi blue lassi theo style của quán.
2 bạn mình gọi pomegranate lassi (pomegranate là quả lựu) và strawberry lassi. 1 phần nhìn tưởng ăn ko no mà hóa ra no ko tưởng. Ăn dc nửa bát là mình bắt đầu nghỉ giữa hiệp (trong khi lúc đầu bụng đói dã man), bỏ thì thương vương thì tội, ngon mà đầy quá, nhưng nghĩ chả còn cơ hội nào ăn nên mình cố ăn hết cả bát luôn. Ăn xong thì mình skip luôn bữa tối :)). 2 phần lassi của bạn mình cũng rất được khen.


1 quán mình có ghé vào khi ở Varanasi là Dosa Cafe. Thấy review trên Trip Advisor khá cao nên mình ăn thử xem thế nào. Gọi phần bánh dosa với cheese và butter, bánh to đùng mà ăn dở ko tưởng tượng nổi. Bột bánh chua loét. Bạn đi cùng mình gọi suất tương tự cũng có cùng comment!! Ko nuốt được đành bỏ lại. Thêm 1 cái nữa là hỏi chủ quán toilet ở đâu, cho tao đi, ổng nói vọng vào bếp hỏi vợ, rồi quay sang mình bảo là ko có toilet T____T. Thôi tạm biệt, bánh thì dở, thái độ thì kỳ cục. Chẳng hiểu sao dc 4.5/5 điểm trên TripAdvisor!!!

Buổi sáng ở sông Hằng, quay bởi mình và bạn:
thank you so much !..
Số lượt thíchSố lượt thích
It’d be helful if you could give me some feedback on the content, so I can improve my next posts 🙌🏻✨
Số lượt thíchSố lượt thích
Bài viết hay quá…co thể cho Cô sô diên thoai của con o…vi dâu thang 8 ..Cô sẻ di..cô muôn hỏi vài diều..nêu không tiên ..Cô xin cam ơn
Cám ơn con
Cô Bach
Quân 10
Số lượt thíchSố lượt thích
Hi cô, cô contact con qa sdt 0902678249 nhé
Số lượt thíchSố lượt thích